Siêu âm cọc khoan nhồi là gì?

Siêu âm cọc khoan nhồi là gì?

Bạn đang thắc mắc siêu âm cọc khoan nhồi là gì? Tại sao lại cần dùng phương pháp siêu âm này? Và đơn vị nào đảm bảo? Hãy để cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Cọc khoan nhồi là một phương pháp thi công được nhiều người lựa chọn cho các công trình xây dựng. Để đảm bảo cọc sau khi thi công đã đúng chuẩn và có thể sử dụng, người ta cần kiểm tra. Và biện pháp được đề ra ở đây chính là siêu âm cọc khoan nhồi. 

Vậy chi tiết của siêu âm cọc khoan nhồi là gì? Hãy để LG Tech giúp bạn giải đáp nhé.

Siêu âm cọc khoan nhồi là gì?

Như đã nói ở trên, cọc khoan nhồi sau khi hoàn thành cần được kiểm tra lại. Bên cạnh các phương pháp kiểm tra nén tĩnh, phương pháp đo sóng ứng suất thì một siêu âm cọc cũng là 1 lựa chọn hàng đầu.

Ưu điểm của cọc khoan nhồi dùng phương pháp siêu âm

  • Kiểm tra chất lượng cọc bằng cách siêu âm cho phép xác định tính không đồng nhất.
  • Kiểm tra sự khuyết tật của bê tông trong phạm vi từ điểm phát đến điểm thu.
  • Máy siêu âm cọc nhỏ gọn và hiện đại
  • Thời gian thực hiện nhanh
Siêu âm cọc khoan nhồi
Siêu âm cọc khoan nhồi

Ưu điểm của cọc khoan nhồi

  • Phù hợp với các công trình cao tầng (từ 12 tầng trở lên).
  • Phương pháp cọc khoan nhồi giúp xác định được chiều sâu của cọc cần thiết để chịu tải. Điều này giúp việc thi công nền móng hiệu quả hơn.
  • Cọc khoan nhồi có khả năng chịu lực cao hơn các loại cọc bê tông thường.
  • Có thể áp dụng cho các khu vực nền địa chất cứng.
  • Chấn động khi thi công rất nhỏ, không gây ảnh hưởng đến công trình xung quanh
  • Có thể áp dụng cho khu vực địa chất phức tạp.
  • Cọc khoan nhồi giúp rút bớt được công đoạn đúc cọc trước đó. Giảm được các khâu như xây bãi đúc, lắp khuôn đúc…
  • Có độ linh hoạt hơn so với cọc bê tông đúc sẵn. Có thể thiết kế các loại mũi cọc và chiều dài cọc tùy công trình.

Nhược điểm của cọc khoan nhồi

  • Chất lượng cọc khoan nhồi rất khó kiểm tra, phức tạp. Nếu có vấn đề phát sinh thì rất khó xử lý. Các vấn đề có thể xảy ra như: hẹp cục bộ thân cọc, rỗ thân cọc, bê tông không đồng nhất…
  • Độ kết dính giữa cọc với nền địa chất giảm nhiều so với phương pháp ép cọc bê tông.
  • Đòi hỏi kỹ thuật cao khi thi công
  • Giá thành cao hơn ép cọc bê tông Đồng Nai thông thường đối với công trình thấp tầng.
  • Tạo ra nhiều sình lầy khi thi công ép cọc.
  • Phụ thuộc vào thời tiết. Vì nếu mưa bão thì bê tông sẽ bị ảnh hưởng.

Ống siêu âm cọc khoan nhồi dùng để làm gì?

  • Là các ống có đường kính từ D49 – D114
  • Số lượng ống tối thiểu là 2, bên cạnh đó còn phụ thuộc vào đường kính cọc để bổ trí cho phù hợp. Ống siêu âm được đặt trong lồng ghép liên kết dọc theo chiều dài kết cấu thép.
  • Đường kính ống có thể lên đến >100. Ống sẽ được bơm vào 1 loại hồ đặc biệt có độ co ngót và cường độ cao để đảm bảo không để nước vào, tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng bê tông.

Ống siêu âm cọc khoan nhồi dùng để làm gì?

Yêu cầu khi thực hiện phương pháp siêu âm cọc

Quy định chung cần lưu ý trước khi tiến hành thực hiện gồm:

  • Số lượng cọc đặt ống siêu âm: >50% tổng số cọc của dự án.
  • Số lượng cọc siêu âm: >50% số lượng cọc đặt ống siêu âm.
  • Thời gian: không ít hơn 7 ngày
  • Yêu cầu về chuyên môn: người kỹ thuật viên thực hiện phải có chuyên môn cao, có kinh nghiệm về siêu âm cọc khoan nhồi.
  • Yêu cầu về thiết bị: đạt tiêu chuẩn quy định, được kiểm tra và thử nghiệm trước khi sử dụng chính thức.

Yêu cầu khi thực hiện phương pháp siêu âm cọc