Ưu nhược điểm cọc khoan nhồi
Máy móc và thiết bị hiện đại, thuận tiện trên mọi địa hình phức tạp. Cọc khoan nhồi có thể được đặt vào những lớp đất rất cứng, thậm chí tới lớp đá mà cọc đóng không thể với tới được.
ƯU ĐIỂM :
- Phù hợp với các công trình cao tầng (từ 12 tầng trở lên).
- Phương pháp cọc khoan nhồi giúp xác định được chiều sâu của cọc cần thiết để chịu tải. Điều này giúp việc thi công nền móng hiệu quả hơn.
- Cọc khoan nhồi có khả năng chịu lực cao hơn các loại cọc bê tông thường.
- Có thể áp dụng cho các khu vực nền địa chất cứng.
- Chấn động khi thi công rất nhỏ, không gây ảnh hưởng đến công trình xung quanh
- Có thể áp dụng cho khu vực địa chất phức tạp.
- Cọc khoan nhồi giúp rút bớt được công đoạn đúc cọc trước đó. Giảm được các khâu như xây bãi đúc, lắp khuôn đúc…
- Có độ linh hoạt hơn so với cọc bê tông đúc sẵn. Có thể thiết kế các loại mũi cọc và chiều dài cọc tùy công trình.
- Máy móc và thiết bị hiện đại, thuận tiện trên mọi địa hình phức tạp. Cọc khoan nhồi có thể được đặt vào những lớp đất rất cứng, thậm chí tới lớp đá mà cọc đóng không thể với tới được.
- Thiết bị thi công nhỏ gọn nên có thể thi công trong điều kiện xây dựng chật hẹp. Trong quá trình thi công không gây trồi đất ở xung quanh, không gây lún nứt, các công trình kế cận và không ảnh hưởng đến các cọc xung quanh và phần nền móng và kết cấu của các công trình kế cận.
- Có tiết diện và độ sâu mũi cọc lớn hơn nhiều so với cọc chế sẵn do vậy sức chịu tải lớn hơn nhiều so với cọc chế tạo sẵn. Khả năng chịu lực cao hơn 1,2 lần so với các công nghệ khác thích hợp với các công trình lớn, tải trọng nặng, địa chất nền móng là đất hoặc có địa tầng thay đổi phức tạp.
- Độ an toàn trong thiết kế và thi công cao, kết cấu thép dài liên tục 11,7 mét, bê tông được đổ liên tục từ đáy hố khoan lên trên tạo ra một khối cọc bê tông đúc liền khối nên tránh được tình trạng chấp nối giữa các tổ hợp cọc như ép hoặc đóng cọc. Do đó nên tăng khả năng chịu lực và độ bền co móng của các công trình công nghiệp, tòa nhà cao tầng, cầu giao thông quy mô nhỏ,….
- Độ nghiêng lệch của các cọc nằm trong giới hạn cho phép.
- Số lượng cọc trong một đài cọc ít, việc bố trí các đài cọc (cùng các công trình ngầm) trong công trình được dễ dàng hơn.
- Chi phí: giảm được 20-30% chi phí cho xây dựng móng công trình. Thời gian thi công nhanh.
- Tính an toàn lao động cao hơn cọc ép.
Công nghệ thi công cọc khoan nhồi đã giải quyết các vấn đề kỹ thuật móng sâu trong nền địa chất phức tạp, ở những nơi mà các loại cọc đóng bằng búa xung kích hay búa rung có mặt cắt vuông hoặc tròn có đường kính D
NHƯỢC ĐIỂM :
- Yêu cầu kỹ thuật thi công cao, khó kiểm tra chính xác chất lượng bê tông nhồi vào cọc, do đó đòi hỏi sự lành nghề của đội ngũ công nhân và việc giám sát chặt chẽ nhằm tuân thủ các quy trình thi công.
- Môi trường thi công sình lầy, dơ bẩn.
- Chiều sâu thi công bị hạn chế trong giới hạn từ 120→ 150 lần đường kính cọc.
- Chất lượng cọc khoan nhồi rất khó kiểm tra, phức tạp. Nếu có vấn đề phát sinh thì rất khó xử lý. Các vấn đề có thể xảy ra như: hẹp cục bộ thân cọc, rỗ thân cọc, bê tông không đồng nhất…
- Độ kết dính giữa cọc với nền địa chất giảm nhiều so với phương pháp ép cọc bê tông.
- Đòi hỏi kỹ thuật cao khi thi công
- Giá thành cao hơn ép cọc bê tông Đồng Nai thông thường đối với công trình thấp tầng.
- Tạo ra nhiều sình lầy khi thi công ép cọc.
- Phụ thuộc vào thời tiết. Vì nếu mưa bão thì bê tông sẽ bị ảnh hưởng.