Đấu dây điện sống là việc kết nối các dây điện mà không cần tắt nguồn điện. Tuy nhiên, việc thực hiện đấu dây điện sống cần được tiến hành một cách cẩn thận và chỉ khi thực sự cần thiết. Điều này bảo đảm an toàn cho người thực hiện và tránh các nguy cơ tai nạn điện. Khi thực hiện đấu dây điện sống Khi nào thì các bạn cần phải thực hiện đấu dây điện sống? Để đảm bảo an toàn khi đâu dây điện sống ta cần lưu ý những gì? Cùng tham khảo ở bài viết dưới đây nhé!
Đấu dây điện sống khi nào?
Khi hệ thống điện gặp phải sự cố nào đó nhưng lại không thể cắt nguồn điện tổng vì nhiều lý do để sửa điện. Lúc đó bạn phải thực hiện đấu dây điện sống.
Trong các khu công nghiệp, quá trình sản xuất thường được thực hiện theo dây chuyền liên tục. Một sự cố xảy ra trên hệ thống điện có thể làm gián đoạn quy trình sản xuất, gây ra tổn thất đáng kể. Việc không tắt nguồn điện trở nên cực kỳ nguy hiểm trong tình huống như vậy.
Lưu ý khi đấu dây điện sống để đảm bảo an toàn
Khi thực hiện đấu dây điện sống, cần lưu ý một số điểm sau:
- Chắc chắn cần thiết: Đấu dây điện sống chỉ nên được thực hiện khi không thể tắt nguồn điện mà vẫn cần tiến hành công việc điện.
- Kiểm tra kỹ trước khi tiến hành: Trước khi thực hiện đấu dây điện sống, cần kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo dây điện và các thiết bị liên quan không có hỏng hóc, trục trặc.
- Sử dụng công cụ đúng cách: Sử dụng các dụng cụ và thiết bị bảo vệ đúng cách, như găng tay cách điện, để giảm thiểu nguy cơ va chạm hoặc giảm thiểu nguy cơ giảm chất lượng đo lường.
- Chú ý đến vị trí và môi trường làm việc: Luôn làm việc ở nơi có đủ ánh sáng và không gian thoải mái, tránh các môi trường ẩm ướt hoặc có nguy cơ cháy nổ.
- Thực hiện cẩn thận và tỉ mỉ: Luôn làm việc một cách cẩn thận, từng bước một, tránh làm việc vội vã hoặc bất cẩn.
Nhớ tuân thủ các quy tắc an toàn điện và chỉ thực hiện đấu dây điện sống khi thực sự cần thiết và có đủ kiến thức và kỹ năng an toàn.
Nắm vững các nguyên tắc an toàn điện. Bên cạnh đó phải trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ khi sửa điện như: gang tay cao su, kìm điện, kìm cắt, tua vít có vỏ bọc cách điện,….
Dây dẫn điện, nguồn điện dù có công suất tải lớn hay nhỏ đều có khả năng phóng điện, phát hồ quang điện gây nguy hiểm. Do đo bất cứ dòng điện nào khi đấu sống cũng cần phải ngắt CB nguồn của dây cần đấu để vừa đảm bảo an toàn, vừa không làm ảnh hưởng đến các dây truyền điện khác.
Nếu như các bạn không được cắt nguồn điện thì các thiết bị điện được cho phép đấu sống như: đấu đèn, thay CB nhánh, thay tụ bù. Còn nếu phải thay hoặc đấu điện các thiết bị và dòng điện phức tạp hơn thì các bạn nên dùng máy phát điện để cung cấp nguồn điện. Sau đó cắt nguồn dòng điện cần đấu để đảm bảo an toàn.
Chỉ nên đấu nối có điện, nhưng không tải, hoặc tải rất nhỏ.
Khi thực hiện đấu điện sống, các bạn cần phải cách ly cơ thể hoàn toàn với vật mang điện trung tính. Nếu có thể thì các bạn nên cần có người đứng trực bên cạnh để hỗ trợ khi xảy ra sự cố.
Việc đấu dây điện sống đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm để tránh gặp phải tai nạn điện giật. Hy vọng những lưu ý mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình sửa chữa điện.