Cách kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi
Cùng điểm qua cách kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi với LG Tech qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Một trong những công đoạn quan trọng trong quá trình làm cọc khoan nhồi đó chính là kiểm tra chất lượng cọc để đảm bảo không có bất cứ sai sót hay ảnh hưởng nào ngay sau đó. Vậy cách kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi như thế nào? theo dõi bài viết sẽ rõ ngay.
Bởi vì được thi công trên điều kiện khó khăn nên dù áp dụng công nghệ hiện đại, cọc khoan nhồi vẫn không thể tránh khỏi những khuyết điểm. Một số khuyết tật và nguyên nhân đi kèm có thể kể đến như:
- Tiết diện bị thu nhỏ, ngay dưới đó tiết diện cọc được mở rộng
=> Nguyên nhân: trong quá trình khoan bị sập vách
- Cọc bị đứt đoạn
=> Nguyên nhân: do ma dắt giữ ống chống và bê tông quá lớn, cũng có thể do kỹ thuật đổ bê tông và rút ống không thích hợp.
- Có mùn khoan tích tụ dưới mũi cọc
=> Nguyên nhân: hố khoan chưa được làm sạch triệt để
- Bê tông có hiện tượng nứt rời
=> Nguyên nhân: do mật độ cốt thép quá cao hoặc bê tông có độ sụt quá thấp.
- Bê tông không lọt ra ngoài phạm vi của lồng thép
=> Nguyên nhân: cũng là do bê tông có độ sụt quá thấp hay cốt thép có mật độ quá cao.
- Cọc bị dịch chuyển ngang cục bộ
=> Nguyên nhân: do rút ống chống không đều mà ra
Nếu các lỗi trên không được kiểm tra và khắc phục đúng cách, kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiệm trọng, tốn kém và nguy hiểm.
Cách kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi đơn giản
Để hạn chế tối đa các khuyết tật trên, LG Tech sẽ hướng dẫn mọi người cách kiểm tra chất lượng của cọc khoan nhồi theo từng công đoạn cụ thể.
Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi trong quá trình thi công
Đây là công đoạn cần được thực hiện nghiêm túc khi thi công, quy trình kiểm tra chất lượng đảm bảo chặt chẽ gồm các yếu tố sau:
1. Kiểm tra dung dịch bentonite
Các thông số khống chế của dung dịch bentonite:
+ Cát: <5%
+ Dung trọng: 1.01 – 1.05
+ Độ nhớt: +-35 sec
+ PH: 9.5 – 12
2. Kiểm tra kích thước hố khoan
+ Đáy hố khoan sạch khi chiều sâu sau khi thổi rửa bằng chiều sâu khoan
+ Sử dụng các thiết bị xuyên đơn giản đánh giá sức kháng xuyên của đất dưới đáy hố.
+ Đo độ thẳng đứng và đường kính hố khoan (kể cả phần mở rộng).
+ Trong quá trình khoan cần miêu tả các lớp đất đá và đối chiếu với tài liệu khảo sát khi thiết kế để kiểm tra trạng thái thành hố.
3. Kiểm tra bê tông trước khi đổ
+ Độ sụt: >15cm
+ Cường độ sau 28 ngày (ép mẫu bằng súng bật nẩy đối với bê tông ở đầu cọc hoặc siêu âm): >200kg/cm.
+ Cốt liệu thô trong bê tông: cỡ vừa với cỡ hạt theo yêu cầu
+ Độ hỗn hợp bê tông trong hố đạt tiêu chuẩn
+ Kiểm tra thông số mức sâu ngập ống dẫn bê tông trong hố khoan
+ Kiểm tra thông số khối lượng bê tông đã đổ
Trong quá trình thi công, cần ghi lại thời gian và các sự cố với các công việc sau: khoan bằng guồng xoắn, bơm dung dịch bentonite, khoan bằng gầu múc, thổi rửa đáy, đặt lồng thép, đặt ống đổ bê tông, rút ống chống, sự cố và cách xử lý.
Thực hiện kiểm tra chất lượng cọc sau thi công
Sau đây là một số phương phát được tiến hành để đánh giá chất lượng cọc sau khi thi công:
Phương pháp tính:
- Gia tải bằng tải trọng tĩnh
- Khoan lấy mẫu
- Quan sát bằng thiết bị vô tuyến
- Đo đường kính thực tế của thân cọc
- Dùng phương pháp siêu âm
- Phương pháp phóng xạ
Phương pháp động:
- Phương pháp rung
- Phương pháp hiệu ứng điện