101 KINH NGHIỆM GIÚP CẢI TẠO NHÀ TỪ CŨ THÀNH MỚI
Cải tạo nhà cũ thành mới là giải pháp được lựa chọn khá phổ biến với những gia đình muốn có một không gian sống mới nhưng vẫn tiết kiệm được chi phí. Nếu bạn cũng đang có kế hoạch nâng cấp tổ ấm của mình thì hãy xem ngay các lưu ý và phương pháp cải tạo nhà cũ thành mới với LG Tech nhé!
1. Cải tạo nhà là gì?
Cải tạo nhà là quá trình nâng cấp và cải thiện chất lượng của công trình sau một thời gian sử dụng, có thể bao gồm việc mở rộng diện tích hoặc điều chỉnh cơ cấu diện tích đã có trên khung móng của nhà cũ. Quá trình cải tạo nhà không chỉ mang lại không gian sống khang trang hơn mà còn tiết kiệm chi phí so với việc xây dựng nhà mới, đôi khi tiết kiệm được từ 35-65% chi phí.
Cải tạo nhà cũng là cơ hội để gia chủ tùy chỉnh và cá nhân hóa không gian sống theo phong cách và nhu cầu của mình. Việc nâng cấp các tiện nghi, điều chỉnh bố trí không gian, hoặc thêm các tiện ích mới có thể mang lại trải nghiệm sống tốt hơn và tạo ra một môi trường sống lý tưởng cho cả gia đình.
Một số trường hợp cải tạo nhà từ cũ thành mới thường có dựa theo mức độ hư hỏng của công trình và nhu cầu sử dụng:
- Sơn lại tường, thêm chống thấm cho tường có rêu hay bị ngấm nước, lắp đặt thêm tấm cách nhiệt, cách âm…
- Khắc phục đường ống nước bị vỡ, mái lợp xuống cấp theo thời gian.
- Thay thế khung cửa cũ.
- Cải tạo bếp sau một thời gian sử dụng đã bị xuống cấp.
- Thay đổi các nhu cầu về không gian: phân chia lại không gian sinh hoạt, mở rộng không gian sống bằng cách cơi nới hoặc nâng tầng trên cốt nhà cũ…
- Làm mới phong cách, tạo không gian sống đẹp hơn.
2. Các phương án cải tạo nhà phổ biến
2.1. Cải tạo nhà cấp 4 cũ
2.1.1. Phương án cải tạo nhà 1: Thay màu tường
Nhà cấp 4 thường có không gian hạn chế, nhưng vẫn cần đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sử dụng trong gia đình. Để tối ưu hóa không gian nhỏ, một giải pháp thông minh được các kiến trúc sư đề xuất là phối hợp màu sắc trong căn nhà.
Bằng cách sử dụng các gam màu sáng và tương phản, như màu trắng, xám, và các tông màu nhạt khác, không gian nhà cấp 4 có thể trở nên rộng rãi hơn và thoáng đãng hơn. Sự kết hợp hài hòa giữa các màu sắc này giúp tạo ra một cảm giác mở cửa và thoải mái, làm cho căn nhà trở nên sáng sủa và hấp dẫn hơn.
Việc phối hợp màu sắc trong nhà cấp 4 không chỉ là một cách để tăng không gian mà còn là một biện pháp thiết thực để tạo ra một môi trường sống dễ chịu và tiện nghi cho cả gia đình.
Lưu ý khi chọn màu sắc để sơn lại màu tường
- Trên tường chỉ nên phối hợp nhiều nhất là 3 loại màu sắc, nếu không trông rất lộn xộn. Khi sơn sửa nhà cấp 4 cũ nên chọn những gam màu sáng như vàng, trắng bạc hoặc xanh nhạt sẽ tạo không gian thoáng hơn cho ngôi nhà.
- Tùy vào mục đích sử dụng mà lựa chọn màu sơn khác nhau. Nhà bếp nên chọn màu sắc ấm áp như đỏ hoặc da cam; phòng tắm nên chọn màu sắc ấm áp, tránh chọn màu đen hoặc xanh đậm sẽ tăng cảm giác lạnh lẽo, u ám; phòng ngủ tùy theo sở thích mỗi người để lựa chọn màu phù hợp.
- Nhà nhỏ không nên chọn những đồ trang trí có in hoa lớn hoa nhỏ, chẳng hạn như giấy dán tường, rèm cửa không nên chọn những kiểu dáng hoa to, hình trang trí to.
2.1.2. Phương án cải tạo nhà 2: Cải tạo nhà cấp 4 có gác lửng
Nếu chiều cao ban đầu của nhà bạn khoảng 4m trở lên thì bạn có thể áp dụng phương thức cải tạo nhà cấp 4 có gác lửng xây thêm. Vì chiều cao ban đầu trên 4m thì sau khi xây dựng và phân chia, chiều cao của tầng đầu tiên ~ 1,9m- 2m, chiều cao tầng lửng ~ 1,8m là được. Còn nếu nhà bạn có trần quá thấp thì bạn phải sử dụng phương pháp cải tạo khác phù hợp hơn.
Lưu ý khi cải tạo nhà cấp 4 có gác lửng
- Khi xây thêm gác xép để cải tạo nhà cấp 4 nhỏ, tầng gác xép tốt hơn để sử dụng làm phòng ngủ hoặc phòng nghiên cứu, sàn nhà sẽ là sàn gỗ. Bởi vì sàn gỗ có trọng lượng nhẹ, đi bộ sẽ rất thoải mái và rất ấm áp. Một ngôi nhà một tầng, bằng cách này biến nó thành nhà 2 tầng, giúp tăng gần gấp đôi diện tích sử dụng, đây chính là một ý tưởng không tồi.
- Đặc biệt đối với một số ngôi nhà cỡ nhỏ, nếu chiều cao sàn là đủ, sửa chữa cải tạo nhà cấp 4 có gác lửng có thể tăng kích thước của căn phòng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, bạn phải yêu cầu các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm sửa nhà làm gác xép, để ngôi nhà sau sửa chữa đảm bảo về mặt chất lượng cũng như mỹ quan.
2.1.3. Phương án cải tạo nhà 3: Trang trí nhà cấp 4 cũ thành nhà thông minh
Đừng cho rằng các góc khuất trong ngôi nhà là không có tác dụng gì. Hãy tận dụng mọi góc để đặt đồ trang trí nhà cấp 4 cũ để tận dụng không gian một cách hoàn hảo nhất.
Bồn rửa và tủ phòng tắm nhỏ có thể được đặt dưới cầu thang. Ở vị trí của bức tường bên dưới cầu thang, bạn có thể sử dụng hai chiếc tủ với độ cao thấp khác nhau thay vì bậc cầu thang. Cách này không chỉ thực tế, mà còn có thể lưu trữ đồ vật.
Hãy biến đường lối đi chính dẫn vào các phòng trong nhà thành những chiếc giá đựng sách, giúp tiết kiệm không gian, mà còn giúp trang trí cho căn hộ của bạn. Trên giá, có thể đặt sách, truyện hay bộ sưu tập đĩa CD cũng có thể đặt ở đây để tăng tính sáng tạo cho căn hộ. Đây là cách đơn giản trong việc sửa nhà cũ cấp 4.
Hành lang có thể được chuyển đổi thành một phòng thay đồ lớn nếu cấu trúc không thể thay đổi.
2.2. Cải tạo nhà ống cũ
2.2.1. Phương án 1: Phân bố khoảng cách giữa các phòng
Để sửa chữa, cải tạo nhà ống cũ, cải tạo nhà ống cấp 4 thành mới đẹp thì việc phân bố khoảng cách giữa các phòng sao cho hợp lý là vô cùng quan trọng. Để thiết kế các kiểu nhà ống đẹp, thì diện tích của các phòng lý tưởng là:
- Phòng ngủ: 12m2– 15m2
- Phòng khách là 21m2– 30m2
- Phòng tắm, còn lại nhà bếp, phòng tập thể dục, phòng kho: 5m2– 8m2
- Ban công chiếm 5m2- 6m2
Lưu ý khi cải tạo nhà ống cũ
- Khu ngăn cách nên ở chính giữa, như vậy hai phần ngăn cách ra có thể tạo thành hình vuông.
- Nên sử dụng những đồ nội thất thấp để ngăn cách giữa hai không gian, ví dụ, sử dụng một tủ thấp hoặc bàn trang điểm là rất thích hợp, bởi vì như vậy sẽ giúp liên kết âm thanh từ cho hai khu vực đã được chia ra. Nếu bạn sử dụng một cái tủ cao hoặc một bức tường cao để làm tấm ngăn cách không gian, thì hiệu quả sẽ giảm đáng kể.
- Đối với những phòng ngủ kiểu hẹp, dài thì theo ý tưởng cải tạo nhà ống cũ có thể sử dụng phương pháp giống như trên, dùng cái tủ thấp để phân tách phòng ngủ hẹp dài làm 2, một bên sẽ làm phòng đọc sách và phòng trang điểm nếu tủ ngắn với một chiếc giường hẹp tách ra thành hai, còn bên còn lại sẽ làm phòng ngủ, trên chiếc tủ thì bố trí để một cái ti vi, có như vậy thì khi nằm trên giường vẫn có thể xem TV.
2.2.2. Phương án 2: Phân vùng chức năng hợp lý
Khi cải tạo nhà ống cũ thì phải biết cách bố trí các phòng sao cho chức năng của từng phòng phải hợp lý lại hợp phong thủy. Chức năng sử dụng của một ngôi nhà nói chung thường có các khu vực như sau:
- Khu vực hoạt động công cộng: phòng khách, phòng ăn, sảnh, v..vv
- Khu vực nghỉ ngơi cá nhân: phòng ngủ, phòng sách, phòng chơi cho trẻ em.
- Khu vực phụ: nhà bếp, phòng tắm, phòng cất trữ, phòng tập thể dục, ban công.
2.2.3. Phương án 3: Sử dụng các tủ trong nhà bếp có hình chữ nhật làm tấm ngăn
Khi thiết kế nhà bếp cho những ngôi nhà có diện tích nhỏ như nhà ống thì phải xem xét rất nhiều các phương diện. Một tủ lưu trữ tốt không chỉ mang lại hiệu quả về mỹ quan mà đồng thời có thể cất trữ tốt các loại đồ đạc mà không dùng đến ở trong phòng. Khi bố trí, gia chủ có thể xem xét đến việc sử dụng nó làm vách ngăn.
2.2.4. Phương án 4: Thiết kế phòng tắm bên cạnh phòng ngủ
Đây là một trong những cách cải tạo nhà ống cũ thành nhà mới hiệu quả bởi nó tiết kiệm được khá nhiều không gian nhà bạn mà lại rất thuận tiện trong sử dụng. Ngoài ra khi sửa chữa cải tạo nhà vệ sinh trong nhà ống có vài điểm mà gia chủ cần nên chú ý. Phòng tắm là một nơi có khá nhiều hệ thống đường nước, nên trước khi cải tạo phải làm tốt công tác sửa chữa chống thấm tường nhà ống.
2.3. Cải tạo nhà là căn hộ chung cư
Nhà chung cư, với thiết kế khép kín và cấu trúc đã định dạng sẵn, thường không đòi hỏi sự thay đổi lớn về cấu trúc khi cải tạo từ nhà cũ thành mới. Thay vào đó, quá trình cải tạo thường tập trung vào trang trí nội thất và bố trí các đồ nội thất.
Bằng cách chọn lựa các mẫu nội thất phù hợp và thiết kế không gian một cách thông minh, cải tạo nhà chung cư có thể tạo ra một môi trường sống mới mẻ và tiện nghi cho cả gia đình. Việc tối ưu hóa không gian sẵn có và sử dụng các giải pháp trang trí thông minh giúp tạo ra một không gian sống thoải mái và phản ánh phong cách cá nhân của chủ nhân.
Với các biện pháp cải tạo nhà chung cư như trên, không chỉ giúp tối ưu hóa không gian sống mà còn tạo ra một môi trường sống mới, đa dạng và đáp ứng được nhu cầu của cả gia đình.
Lưu ý khi cải tạo nhà là căn hộ chung cư
Khi bạn có nhu cầu sửa chữa nhà, gia chủ phải tiến hành làm thủ tục xin phép chủ đầu tư. Bạn phải nộp hồ sơ: “Thỏa thuận phương án sửa chữa cải tạo căn hộ” cho chủ đầu tư và chỉ được tiến hành thi công sau khi đã được chủ đầu tư chấp thuận bằng văn bản. Hồ sơ thỏa thuận phương án cải tạo sửa chữa căn hộ gửi chủ đầu tư bao gồm:
- Đơn đề nghị được cải tạo sửa chữa nhà (theo mẫu của chủ đầu tư).
- Bản vẽ thiết kế sửa đổi chi tiết theo nhu cầu của chủ nhà và tuân theo quy định về hình thức thể hiện của chủ đầu tư.
2.3.1. Phương án 1: Cải tạo nhà cũ thành mới phần trần nhà
Thông thường khi bàn giao nhà, bạn chỉ nhận được nhà với trần bê tông phẳng nên để nội thất căn hộ của bạn đẹp hơn, hãy thi công trần thạch cao giật cấp với hệ thống đèn điện sáng, nhìn căn phòng khách sẽ lung linh hơn rất nhiều.
2.3.2. Phương án 2: Lát sàn gỗ
Đối với nhà chung cư, vốn dĩ là nhà cao tầng nên việc lát sàn gỗ là phương án phù hợp nhất, sạch sẽ, nhìn sang trọng hơn, hiện đại hơn rất nhiều so với việc để sàn gạch như ban đầu. Bạn có thể chọn loại sàn gỗ tốt nhất, cao cấp nhất như sàn gỗ Malaysia: Sàn gỗ Janmi, sàn gỗ Masfloor, sàn gỗ Kronohome…màu sắc trang nhã, đa phong cách, không phải lo nghĩ.
2.3.3. Phương án 3: Nội thất phòng khách
Nên chọn loại nội thất gọn gàng tránh rườm rà, phức tạp, choán hết diện tích nhà. Chọn sofa phù hợp kích thước vừa đủ kê, màu sắc sofa thường hay chọn màu ghi phối hợp với bàn nhỏ cho đỡ đơn điệu.
3. Quy trình cải tạo nhà từ cũ thành mới
Quy trình cải tạo nhà thông thường được triển khai theo 8 bước cơ bản, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu đặt ra cho không gian mới, tiết kiệm tối đa chi chi phí cho gia chủ.
- Xác định xem sửa chữa cải tạo nhà có cần xin phép hay không, thực hiện các thủ tục cấp phép sửa chữa, xây dựng cần thiết.
- Thay đổi cấu trúc của căn nhà, bố trí phòng ốc phù hợp với nhu cầu.
- Thiết kế nhà ở dựa theo nhu cầu và thực tế nhà ở hiện tại
- Sửa chữa cải tạo hệ thống điện nước đảm bảo các trang thiết bị hoạt động tốt.
- Cải tạo tường nhà bằng các biện pháp sơn tường, giấy dán tùy vào chi phí bỏ ra và các thiết kế đã có sẵn.
- Cải tạo ánh sáng đảm bảo không gian nhà ở luôn được duy trì ánh sáng khi cần thiết.
- Triển khai cải tạo kết cấu căn nhà.
- Trang trí hoàn thiện ngôi nhà sau khi đã cải tạo nhà thành công.